Bài đăng

Tuyết sơn phi hồng - Leucophyllum frutescens

Hình ảnh
Tên em chưa đủ đẹp hay sao mà người nỡ biến em thành cọp (hổ), thành cáo (hồ) vậy người? Rồi đưa em vào tiểu thuyết, còn bắt em đóng phim kiếm hiệp? Tuyết sơn phi hồng, tên khoa học Leucophyllum frutescens. Tq gọi là 红花玉芙蓉 (hồng hoa ngọc phù dung: ngọc phù dung hoa đỏ). Họ Huyền sâm, Scrophulariaceae (玄参科: Huyền sâm khoa) - Tên Anh: Texas sage (xô thơm Texas), Texas silver leaf (lá bạc Texas) or Texas barometer bush (Bụi phong vũ biểu Texas) (*). 💥Giải nghĩa: Tuyết sơn chỉ lá màu bạc như núi tuyết, phi hồng (sắc hồng bay): chỉ màu hoa hồng => Tuyết sơn phi hồng: hồng bay núi tuyết. (*) https://www.missouribotanicalgarden.org/PlantFinder/PlantFinderDetails.aspx?taxonid=287024

Họ Ô rô - Acanthaceae

Hình ảnh
1.  Clinacanthus nutans (Burm.f.) Lindau: - Tên VN: Mảnh cọng (PHH) hoặc mảnh cộng. Tên dân gian: Bìm bịp, Xương khỉ. Có người còn gọi là cây kim sang (?). Công dụng: Nhiều công dụng. Thường dùng chữa sưng khớp, gãy xương. Ở VN có 2 biến thể, 1 loại lá thuôn dài và 1 loại lá bầu ở gốc như hình. - Tên Tq, eflora: 鳄嘴花 (ngạc chủy hoa: hoa mõm sấu) - Tên Tq, fpcn:  竹节黄 (trúc tiết hoàng: vàng đốt trúc?) - Tên Tq thông thường, fpcn: 青箭 (thanh tiễn: tên xanh, tiễn còn có nghĩa là tên 1 giống tre nhỏ cứng dùng làm cán tên), 扭序花 (nữu tự hoa), 鳄嘴花 (ngạc chủy hoa). - Tên Tq, nparks:  优顿草 (ưu đốn thảo), ở VN gọi sai thành ưu độn thảo. - Tên Anh: Sabah Snake Grass (nparks) * Tham khảo: http://www.theplantlist.org/tpl1.1/record/kew-2727901 O

Phân biệt cây nanh heo và cây ngà voi

Hình ảnh
1. Ngà voi: Dracaena canaliculata Carriere. Tên cũ Sansevieria canaliculata. Thân ngắn mang 1-2 lá, lá đứng hình trụ có 1 rãnh to, chót nhọn, cao 1-2m. (*) Bổ sung: lá thường ko có rằn ri (có thể vẫn có cây có rằn ri). 2. Nanh heo: Dracaena cylindrica (Sansevieria cylindrica). Thân có 5-10 lá hình trụ nhọn, cao 0,3-1,2m, màu lục đậm có rằn ri, có rãnh cạn hay ko rãnh. Cây dùng chống siêu khuẩn trái rạ IN VITRO. (*) Mình bổ sung: lá mọc tẻ ra 2 bên. Theo sách CCVN, PHH. 💥💥💥 2 cây này dùng trị đau xương khớp đều được. Băm dập, xào rượu cho nóng để vào khăn đắp lên vùng bị đau. Ảnh: https://www.etsy.com/il-en/listing/769299681/rare-dwarf-sansevieria-canaliculata https://www.groww.fr/en/plants/cylindrica-snake-plant

Phân biệt dây nhện và cỏ lan chi

Hình ảnh
CỎ NHỆN (CÂY NHỆN) VÀ CỎ LAN CHI CÓ PHẢI LÀ 1 HAY KHÁC NHAU? Hôm nay mình bàn về cỏ lan chi và cây nhện nhé. Có anh chị (AC) nào từng đi mua cây nhện mà mua về không bao giờ thấy nó sinh "nhện con" chưa ạ? Nếu có thì xin chia buồn, hoặc là cây chưa đủ tuổi, đủ điều kiện đẻ con hoặc là mua nhầm thành cỏ lan chi rồi ạ. Nhiều tiệm cây, trang web cũng nhầm giữa 2 loại này. Họ gộp chung cỏ lan chi và cây nhện thành 1 nhưng thực ra nó là 2 loài khác biệt có cùng chi và rất là giống nhau ở dạng lá sọc xanh trung tâm, sọc trắng ở mép. 1. Cây nhện: Theo sách Cây Cỏ Việt Nam của GS. Phạm Hoàng Hộ, tập 3, trang 476, cây nhện có tên là lục thảo trổ, tên khoa học là Chlorophytum comosum (tên cũ trong sách là C. Elatum). Cây có 2 biến thể. Loại đầu có lá xanh sọc trắng trung tâm, 2 dải mép lá màu xanh được gọi là C. Comosum 'Vittatum'. Loại thứ 2 là biến thể thông dụng tên là Variegatum có dải xanh ở giữa và 2 mép lá là sọc trắng (lá non sọc màu vàng). Tên tiếng Anh là Spider plant

Họ Thài lài (họ Rau trai): Commelinaceae

Hình ảnh
1. Callisia repens : tên tiếng Anh là Turtle vine . Tên trên thị trường cây cảnh là Thài lài tổ ong, gọi tắt là cây tổ ong vì nó mọc thành 1 bụi xùm xòa như tổ ong. Tên do mình đặt ra tiếng Việt là Thài lài mai rùa  hoặc dây mai rùa vì có lá hình mai rùa. Đây cũng là lý do nó có tên Anh là Turtle vine (dây rùa). - Tên Tq: 洋竹草 (dương trúc thảo: cỏ trúc nước ngoài). Tên Đài Loan: 舖地錦竹草 (phô địa cẩm trúc thảo: cỏ trúc gấm trải đất). - Cây ăn được, lá và đọt non xào, luộc ăn hoặc bóp giấm (hơi hôi một chút), nên ăn chung với rau khác để pha loãng mùi. Ảnh do bạn mình chụp - Biến thể Pink lady (phu nhân hồng): sưu tầm - Biến thể Tri color (3 màu): sưu tầm